Bối cảnh Kulturkampf

Ở Âu châu vào thế kỷ 19 những khuynh hướng tự do cấp tiến lan rộng. Nhà thờ Công giáo Roma thấy vai trò của mình trong xã hội bị yếu đi. Giáo hoàng Piô IX đã ban ra những chỉ thị tôn giáo, với hy vọng là sẽ làm vững mạnh lại địa vị của nhà thờ. Thủ tướng Bismarck xem đó là một sự khiêu khích và là một hành động can thiệp vào nội bộ quốc gia Đức mà đang hình thành. Nó đưa đến những cuộc tranh chấp giữa giáo hoàng và thủ tướng Đức.[1]

Nguồn gốc

Những tranh chấp giữa nhà nước và nhà thờ có nguồn gốc từ năm 1864: Lúc đó giáo hoàng Piô IX thấy là cần phải phản ứng với chủ nghĩa tự do, mà càng ngày càng có nhiều ảnh hưởng trong một xã hội Âu châu cấp tiến. Vị thủ lĩnh của nhà thờ, cho những khuynh hướng chính trị và xã hội này là nguy cơ, làm yếu hẳn đi địa vị của nhà thờ Công giáo.

Giáo hoàng cho công bố danh sách một số những sai trái và các chủ thuyết sai lầm, mà ông tin là, làm hại cho ảnh hưởng và vị trí của nhà thờ. Trong những chủ thuyết sai lầm, xã hội chủ nghĩa cũng được nêu ra. Nhưng đặc biệt giáo hoàng cho chủ nghĩa tự do là nguy cơ lớn của chủ nghĩa Công giáo.

Trong khi Bismarck hồi đó với tư cách là thủ lĩnh của nước Phổ còn trông cậy vào sự trung thành của dân chúng theo đạo Tin lành, ông lại sợ khi thống nhất nước Đức, mà nhiều vùng dân chúng theo đạo công giáo, sẽ làm vị thế chính trị của ông ta yếu kém đi. Thêm nữa, trên chính trường Bismarck phải đối cự với đảng Trung tâm (Zentrumspartei), mà có quan hệ tốt với nhà thờ Công giáo và ủng hộ vô điều kiện quan điểm của giáo hoàng. Bismarck đã phải phản ứng với sự đe dọa về chính trị và xã hội này, để bảo vệ vị thế của mình.